Nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An đã T-ử V-ong do bệnh bạch hầu: Xác định 119 trường hợp tiếp xúc, cảnh báo nguy cơ bùng dịch truyền nhiễm.
Mở rộng điều tra các trường hợp tiếp xúc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc t-ử v-ong.
Theo thông tin từ Sức khỏe Đời sống, sáng 8/7, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An thông tin, trên địa bàn vừa ghi nhận 1 bệnh nhân 18 tuổi t-ử v-ong do bệnh bạch hầu. Bệnh nhân là em P. T. C., (trú tại Bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn).
Trước đó, ngày 24/6, bệnh nhân C., có biểu hiện sốt, ho, đau họng, tự mua thuốc điều trị (thuốc tây và thuốc nam) nhưng không đỡ
Đến đêm 30/6, bệnh nhân C nhập viện TTYT Kỳ Sơn với tình trạng: Mệt mỏi, da, niêm mạc kém hồng, sốt 37,8°C, ho, đau họng, khàn tiếng, sưng vùng cổ phải, nuốt đau, nổi hạch góc hàm 2 bên, amydal to có dịch mủ, có giả mạc trắng bám amydal và lưỡi gà, dễ bóc tách. Được chẩn đoán, theo dõi bệnh Bạch hầu.
Một trong những triệu chứng của bệnh bạch hầu là xuất hiện giả mạc tại vùng hầu họng – Ảnh: Sức khỏe Đời sống
Ngày 3/7, bệnh nhân sốt 39°C, ho, đau rát họng nhiều, khàn tiếng, nói khó, nuốt đau, ăn uống kém, sưng hạch góc hàm 2 bên, sưng đau vùng cổ phải, ăn uống kém, không khó thở, không nôn, mạch 85 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg, niêm mạc họng loét đỏ sưng nề, nhiều tổ chức loét thâm, hoại tử, amydal to có giả mạc trắng bám amydal và lưỡi gà, dễ chảy máu.Ngày 4/7, bệnh nhân được chuyển tuyến đến Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: theo dõi sốc nhiễm khuẩn (R 57.2)/ Bạch hầu (A36) biến chứng viêm cơ tim(I40); theo dõi đợt cấp suy thận mạn (N18); rối loạn đông máu (D68); giảm tiểu cầu (D69.6).
23 giờ 50’ ngày 4/7, gia đình bệnh nhân xin về với chẩn đoán lúc xuất viện: TD Bạch hầu ác tính (A36), biến chứng viêm cơ tim (I40), suy đa tạng (T94.0). Đến 4 giờ 00’ ngày 05/7, bệnh nhân C. tử vong trên đường về địa phương.
Liên quan đến ca bệnh này, dẫn tin từ báo Nghệ An, mở rộng điều tra các trường hợp tiếp xúc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.
Thực hiện phun hóa chất tiêu độc, khử trùng – Ảnh: báo Nghệ An
Các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân phân bố tại huyện Kỳ Sơn gồm: xã Bắc Lý (3 người), xã Bảo Nam (4 người), xã Đoọc Mạy (3 người), xã Huồi Tụ (7 người), xã Hữu Kiệm (4 người), xã Keng Đu (23 người), xã Mường Ải (1 người), xã Mường Lống (3 người), xã Mường Típ (6 người), xã Mỹ Lý (5 người), xã Na Loi (6 người), xã Na Ngoi (9 người), xã Nậm Càn (5 người), xã Nậm Cắn (3 người), xã Phà Đánh (15 người), xã Tà Cạ (3 người), xã Tây Sơn (14 người), xã Chiêu Lưu (2 người), xã Hữu Lập (1 người)… Ở huyện Tương Dương có 2 người, gồm: xã Mai Sơn (1 người), xã Lượng Minh (1 người).
Được biết, trong những năm qua, ở huyện Kỳ Sơn vẫn có xuất hiện các trường hợp mắc bệnh bạch hầu (năm 2017 ghi nhận 1 ca tại xã Mường Típ; năm 2021 ghi nhận 5 ca tại xã Hữu Lập; năm 2022 ghi nhận 2 ca tại xã Na Loi).
Thời điểm này, ngành Y tế Nghệ An và các địa phương liên quan đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch: Điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, khử trùng, cách ly, cho uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh, hướng dẫn điều trị tại chỗ, truyền thông…
VTV, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng) do vi khuẩn gây ra. Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và gây bùng phát thành dịch. Bệnh này được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao, người nhiễm bệnh có thể tử vong trong vòng từ 6 đến 10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.