Những loại thực phẩm mọc mầm quý hơn ‘vàng mười’

Khi thấy thực phẩm mọc mầm, không ít bà nội trợ sẽ không ngần ngại mà vứt chúng vào sọt rác mà không biết rằng những thực phẩm mọc mầm dưới đây lại vô cùng tốt.

3 thực phẩm mọc mầm quý hơn “vàng mười”
Đậu phộng nảy mầm
>

Tuy nhiên, nếu đậu phộng để ở nhà, không được bảo quản cẩn thận mà bị mốc, mọc mầm thì lại là chuyện khác. Loại đậu phộng này có khả năng đã bị nhiễm độc tố aflatoxin – một loại độc tố gây ung thư gan và không được phá hủy hoàn toàn ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao. Cách tốt nhất để đối phó với loại đậu phộng này là vứt chúng đi.Đậu phộng nảy mầm khi được gieo trồng cẩn thận không những không có độc mà còn có giá trị dinh dưỡng kép. Trong quá trình nảy mầm của đậu phộng, hàm lượng vitamin C sẽ tiếp tục tăng lên, các axit amin thiết yếu cũng tăng lên gấp 7 lần. Quan trọng hơn, đậu phộng sau khi nảy mầm sẽ sản sinh ra một hoạt chất gọi là resveratrol. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống lão hóa rất mạnh.

Gạo lứt nảy mầm

Gạo lứt được xếp vào loại ngũ cốc thô, do chưa qua chế biến tinh nên hương vị không ngon bằng gạo tẻ, nhưng chính vì vậy mà gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn gạo tẻ. Sau quá trình ngâm ủ cẩn thận, các chất dinh dưỡng trong gạo lứt như lysine, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, magie, canxi, sắt và đặc biệt là γ– amino butyric acid (GABA) sẽ tăng gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần gạo lứt.

Không chỉ mùi vị được cải thiện, gạo lứt nảy mầm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như ngăn ngừa táo bón và kích thích tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết và huyết áp, kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch cùng các biến chứng liên quan, ngăn ngừa sự lão hóa da và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.

Tỏi nảy mầm

Trong thành phần của loại củ này đặc biệt rất giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, carotene… giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, rất tốt cho bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu não và có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm, viêm ruột. Chúng ta chỉ nên bỏ tỏi khi thấy nó xuất hiện những đốm đen, vì đó là dấu hiệu tỏi đang bị hỏng.Tỏi nảy mầm không chỉ ăn được mà còn có lượng dinh dưỡng cao hơn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với tỏi bình thường. Các chuyên gia cho biết, tỏi mọc mầm sẽ sản sinh ra các hóa chất thực vật, có thể làm hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cũng cao hơn, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do.

2 thực phẩm mọc mầm sinh ra độc tố
Khoai tây mọc mầm

Khoai tây nảy mầm là để tự bảo vệ mình khỏi sâu bệnh, nhưng lúc này chúng sẽ sinh ra độc tố và không thể ăn được. Thực tế, bản thân khoai tây có chứa một chất gọi là solanin, nhưng hàm lượng rất thấp, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, sau khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng solanin sẽ tăng lên gấp 50 lần, đủ để gây đau họng, nôn mửa, đau bụng, khó thở và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn. Vì vậy, bạn hãy vứt khoai tây đi khi nó đã mọc mầm, đừng tiếc rẻ mà ăn chúng kẻo gây hại cho sức khỏe.

Khoai lang mọc mầm

Mặc dù khoai lang không sinh ra chất độc sau khi nảy mầm, nhưng lúc này hàm lượng chất dinh dưỡng và nước có trong khoai lang không còn được như trước nữa. Mùi vị của nó cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

Tuy không sinh ra độc tố nhưng khoai lang mọc mầm lại rất dễ bị nhiễm nấm mốc, điển hình là ipomeamarone – chất khiến củ khoai bị đắng (hà), có thể khiến người ăn bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,… Dấu hiệu nhận biết khoai lang bị nhiễm nấm mốc là trên củ khoai sẽ có những đốm nâu hoặc đen.

https://bongrocer.vn/blogs/cam-nang/nhung-loai-thuc-pham-moc-mam-quy-hon-vang-muoi

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *