Những điều nên làm hay không nên làm trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn chú trọng làm theo…
Có rất nhiều cách lý giải về quan niệm cho rằng tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Tuy vậy các nhà nghiên cứu đều cho rằng các lý giải ấy vẫn chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc Báo Hiếu và Làm Phúc trong cuộc sống vào dịp tháng 7 âm lịch.
Tại nước ta, dân gian cho rằng Tết trung nguyên tháng 7 là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn.
Tiết tháng 7 là tháng mở ngục – tháng xá tội vong linh – tháng đại hiếu Vu Lan – tháng tích đức hành thiện cần nhiều hơn gấp vạn lần, cần sám hối vô lượng nghiệp báo và cẩn trọng từ lời ăn tiếng nói tới hành động.
Vào thời điểm này, các chùa cũng thiết lập trai đàn chẩn tế để “ Tài Pháp Nhị Thí “ cho các cô hồn, ngạ quỷ vất vưởng. Đồng thời đây là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, ông bà … đã qua đời.
Những điều nên làm trong “tháng cô hồn” để mang lại may mắn, hanh thông
Thứ nhất: Chọn giờ đẹp để lên hương lên hương trong khung giờ đẹp ngày mùng 1 thì sẽ giúp cho cả tháng đó bạn hưởng phúc khí, cát khí và giờ đẹp nhất để lên hương trong ngày giờ thìn từ 7h-9h sáng các bạn lưu ý lên giữ thân thể thanh tịnh trang phục kín đáo và chỉ cần thắp 1 đến 3 nén hương trong 1 bát hương là đủ để thể hiện lòng thành tâm với chư vị thần linh và gia tiên.
Thứ 2: Nên mặc trang phục hành thuỷ và hành kim để bổ trợ nhân khí vì mùng 1 có ngũ hành thiên hà thuỷ nên các bạn sẽ mặc những màu sắc như là trắng xám, ghi đen xanh nước biển, thì sẽ rất phù hợp ngoài ra để gia tăng cát khí các bạn cũng có thể ăn những thực phẩm thuần chay, tránh sát sinh hại vật, màu tối và vị mặn như là đậu kho nấm kho và các đồ chay kho, rong biển quả sung, quả việt quất, cà tím và mè đen
Thứ 3: Vì đây là ngày trực khai có cát thần chiếu tới như là đại hồng sa, đại minh, nguyệt tài, sinh khí, thần tại, chiếu tới nên rất thích hợp với công việc như là dọn dẹp, tuyển dụng, cầu tài, cầu tự, cầu an, hạ giải, làm thiện nguyện,.. thì sẽ rất là phù hợp ở ngày này các bạn nên dành thời gian bên gia đình sau những giờ làm việc bận rộn để tình cảm gia đạo thêm khăng khít thêm ấm êm và hạnh phúc chúc các con tháng mới tâm an vạn sự cát lành.
Những điều nên làm trong ngày rằm tháng 7
Mọi người trong gia đình cùng quây quần vui vẻ, tránh xung đột, giữ hòa khí và cùng nhau chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7.
Chuẩn bị chu đáo lễ vật và tiến hành đúng, đủ các nghi lễ cúng rằm tháng 7 để tỏ lòng thành kính nhất gửi tới người thân đã khuất. Tháng cô hồn nên tránh sát sinh. Vì thế, mâm cơm cúng rằm cũng nên ưu tiên đồ chay.
Hãy chuẩn bị giò, chả chay hay nem nấm, canh rau củ quả, các món từ đậu hũ… Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.
Đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.
Đi chùa cũng là một việc nên làm trong rằm tháng 7, vừa để thắp nhang cầu siêu cho người đã khuất vừa tiếp nhận năng lượng bình yên từ nhà chùa.
Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Vu Lan là mùa báo ân, mọi người nên làm việc thiện, nói lời ái ngữ, suy nghĩ những ý tưởng thiện lành để cầu sự bình an cho bản thân, gia đình đang còn hiện thế; đồng thời, hồi hướng cầu nguyện siêu độ cho cha mẹ, tiên tổ đã quá vãng. Đó là việc làm có ý nghĩa và thiết thực nhất trong mùa tháng 7 này.
Làm mâm cúng cô hồn để trước cửa hay ngoài trời để giúp đỡ những vong hồn ma quỷ đói và thiếu thốn lang thang ở dương gian.
Tuy nhiên khi cúng cô hồn xong, gia chủ hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà.
Trong khi đó, ông Hoàng Triệu Hải, Trung tâm Lý học Đông Phương cho rằng, tháng 7 âm lịch, chúng ta nên sử dụng các loại đèn ánh sáng vàng, các loại nến hay đèn xông tinh dầu…
“Trong giai đoạn mưa nhiều độ ẩm cao, dễ làm con người trở nên khó chịu. Đó chính là lý do khiến chúng ta luôn cảm thấy bất an và mệt mỏi.
Vậy nên quần áo màu sặc sỡ, màu nóng và những thứ tượng trưng cho dương khí sẽ là một cách nhằm cân bằng lại âm – dương”, ông Hải cho biết.
Làm lễ cúng các cô hồn vào ngày mùng 1 âm và ngày 16 âm lịch để tỏ lòng thành chính mình.
Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
Nên thành tâm, lễ chùa và làm việc thiện trong tháng 7 lễ vu lan.
Nên phóng sinh các con vật (ra ngoài chợ gặp con gì mua con đấy rồi phóng sinh chứ không được dặn người ta bắt cho để mua vì như thế càng gây nghiệp).
Bày tỏ lòng hiếu thảo, tặng quà cha mẹ, ông bà. Sửa soạn mâm cơm và lễ ngọt cúng gia tiên trong ngày mùng 1.
Nếu có ô tô thì nên cúng xe ô tô vào mùng 1, dù có kinh doanh hay không kinh doanh.
Ngày mùng 1 nên ăn chay để tránh nghiệp lực trở nên mạnh hơn. Ăn chay được nhiều ngày trong tháng thì càng tốt để tránh điềm dữ.
Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).
Sau mỗi buổi tụng chú, thì nên tâm niệm hồi hướng cho các vong linh được vãng sinh thì công đức được tăng gấp bội, những điều xui xẻo sẽ biến mất nhờ làm việc thiện.
Nên hạn chế sát sinh các con vật.
Nên làm phúc, làm việc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
Nên tránh xa các cuộc xung đột.
Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn đạt được điều gì, thì trong tháng cô hồn những việc quan trọng chúng ta nên tự điều chỉnh tâm thái, nhằm hạ bớt sự đặt tâm của mình xuống. Bởi ai cũng có mưu sự tính toán, nhưng có những mưu sự thành công, cũng có những mưu sự không thành từ khi lên kế hoạch.
Bạn nên hiểu rằng, mọi mưu sự càng làm hết sức, nhưng lại xem nhẹ, không đặt nặng kết quả thì lại càng dễ thành như ý nguyện.
Những việc không nên làm trong tháng 7 âm lịch
Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công, xây dựng, đi xa … đều tránh trong tháng 7.
Cụ thể, các bạn không nên làm những việc sau trong tháng 7 âm lịch:
Không treo chuông gió ở đầu giường: Tiếng chuông phát ra sẽ thu hút m:a q:uỷ khiến chúng dễ xâm nhập và quấy phá.
Không nên đi chơi đêm, nhất đối những người yếu bóng vía dễ gặp thứ không may, có thể vuớng tới nhiều điều xui xẻo không mong muốn.
Không nên nhổ lông chân, dân gian quan niệm ” 1 sợi lông quản 3 con qu:ỷ ”. Để lông chân sẽ tốt nhất trong những ngày này .
Không tuỳ tiện đốt giấy, vàng mã…
Tránh ăn vụng đồ cúng cô hồn…
Không phơi quần áo ban đêm, âm khí xâm nhập theo hơi người mà theo…
Hạn chế bơi lội, trong những ngày này tránh đến nơi sông suối, biển, ao hồ, rừng thiêng nước độc.
Không hù dọa người khác đến ”hồn bay, phách lạc”.
Không trêu đùa đứng,ngồi, nằm dưới các gốc đa.
Không nên thức quá khuya,tinh thần hao tổn suy nhược, dễ nhiễm âm.
Các bạn xa gia đình, ở trọ để tâm việc ăn uống, không cắm đũa giữa bát cơm tránh ”gọi qu:ỷ đói vào ăn chung”.
Không mài dao, kéo trong tháng cô hồn.
Hạn chế làm các việc đại sự ký hợp đồng làm ăn, cưới hỏi, chuyển nhà, mua đất, mua xe… để tránh vận rủi .
Không cắt tóc đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng.
Tránh sinh hoạt nam nữ vào những ngày mùng 1 – rằm hay cuối tháng cô hồn.
Kiêng chặt các cây lâu năm (nhất là những cây có gốc lớn), vì có thể đó nhà “nhà” của ma quỷ. Nếu mất nhà, chúng có thể tìm cách quấy phá bạn.
Không nên may quần áo trắng trong tháng cô hồn.
Không nên mua vàng trong tháng cô hồn, vì dân gian có câu “vớ được bạc thì sang, vớ được vàng thì xui”.
Nếu bạn đang nằm viện hoặc ở trong bệnh viện, đừng tắt đèn khi ngủ.
Không cúng chúng sinh trong nhà
Theo quan niệm của người xưa, cúng “cô hồn” trong nhà thì những tà vong sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng sẽ lưu luyến không rời khỏi nhà, quấy nhiễu người sống trong ngôi nhà đó.
Do đó, gia chủ nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa.
Không chửi thề, nói những lời cay nghiệt
Trong rằm tháng 7, mọi người sống hướng nội nhiều hơn, nghĩ điều hay, làm điều phải.
Người ta không chửi thề, không nguyền rủa ai cay nghiệt trong tháng này bởi sợ “vong nhân” đi ngang đúng lúc người dương buông lời quá đáng, sẽ vô tình xúc phạm, khiến “vong nhân” tức giận.
Không phơi quần áo buổi đêm
Người xưa cho rằng, nếu phơi quần áo vào ban đêm, đặc biệt là vào đêm rằm tháng 7 thì quần áo dễ ám âm khí, làm người mặc dễ gặp chuyện xui xẻo.
Tránh động thổ hay cất mái
Các chuyên gia phong thủy khuyến cáo, gia chủ không nên động thổ, cất mái vào dịp rằm tháng 7. Bởi, việc này sẽ làm âm – dương mất cân bằng gây nhiều tác động xấu tới người động thổ.
Ông Hoàng Triệu Hải cho biết: “Tháng 7 âm lịch, chúng ta chủ yếu cần kiêng động thổ hay cất mái bởi khi động thổ xây nhà sẽ làm âm – dương mất cân bằng.
Trường hợp đang xây dựng thì có thể tiếp tục các công việc đang làm mà không cần kiêng cữ tới mức dừng hết các công việc”.
Ngoài ra, vào ngày rằm tháng 7, các gia đình cũng cần tránh việc ăn vụng đồ cúng, treo chuông gió ở đầu giường, tùy tiện đốt giấy, vàng mã, không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường.
Những điều nên làm hay không nên làm trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn chú trọng làm theo. Hơn nữa, người Việt cho rằng cúng cô hồn là một hành động nhân đạo, mang tính nhân văn cao cả của con người, thể hiện lòng kính trọng, tôn nghiêm của người còn sống đối với người đã khuất, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí…để bồi đắp lòng hiếu thảo, bố thí, phúc lợi, và lòng biết ơn cội nguồn Cửu huyền thất tổ, Thần Phật bảo hộ chúng ta. Đây cũng là cách nuôi dưỡng lòng từ bi và yêu thương biết ơn vạn vật chúng sanh.