Ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực

Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ sáng 3/6 cho biết, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực, ông đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.
Ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực - Ảnh 1.

Ông Thích Minh Tuệ trên đường đi khất thực trước đó

Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường. Đặc biệt, ngày 30/5/2024 đã xảy ra việc một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là L. T. S., trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh, bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp theo đó là ngày 2/6, có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.

Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Để bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộng đồng.

Người có thẻ xanh sẽ ra sao khi ra khỏi Mỹ hơn 6 tháng? Được phép ra khỏi nước Hoa Kỳ thời hạn bao lâu ?

*Hỏi: Ba tôi có thẻ xanh 10 năm thì được phép ra khỏi nước Hoa Kỳ thời hạn bao lâu? Ba tôi về Việt Nam từ trước Tết tới bây giờ là gần được sáu tháng rồi như vì dịch COVID-19 nên không trở về lại Hoa Kỳ được.

-Đáp: Theo luật di trú, thường trú nhân nhập cảnh Hoa Kỳ được chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất là “thường trú nhân trở về” (tức là returning LPR) và loại thứ hai là “thường trú nhân xin nhập cảnh.”

Sự khác biệt của hai loại là “thường trú nhân trở về” được coi là không cần xin phép nhập cảnh cho nên những điều luật cấm nhập cảnh không thể được áp dụng. Nhưng “thường trú nhân xin nhập cảnh” vì đương đơn đang xin nhập cảnh, Sở Di Trú được quyền áp dụng những điều luật cấm nhập cảnh.

“Thường trú nhân trở về” chỉ cần có giấy thẻ xanh hoặc reentry permit.

Thường trú nhân vắng mặt ở Hoa Kỳ liên tục hơn 180 ngày được coi là “thường trú nhân xin nhập cảnh.” “Thường trú nhân xin nhập cảnh” ngoài sự chứng minh đương đơn là thường trú nhân, đương đơn phải là người không có ý định bỏ rơi sự thường trú của mình.

Vấn đề chính là thường trú nhân phải chứng minh rằng họ không bỏ rơi sự thường trú của họ và những yếu tố để chứng minh người thường trú nhân có bỏ rơi sự thường trú của họ hay không là: liên hệ gia đình ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, tài sản ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, việc làm ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có phải chính thức được gọi là nhà hay không, lý do rời khỏi Hoa Kỳ, và thời gian ở ngoài Hoa Kỳ…

Tuy nhiên trong thời kỳ đại dịch COVID-19 này, nhiều người không thể mua vé để về lại Hoa Kỳ được cho nên đó có thể là lý do chính đáng mà người thường trú nhân phải bị ở ngoài Hoa Kỳ quá sáu tháng.

*Hỏi: Tôi đã làm giấy tờ bảo lãnh cho gia đình của con trai tôi ở Việt Nam từ năm 2012. Nhưng cách đây mấy hôm, con trai tôi vừa mới qua đời. Vậy hồ sơ bảo lãnh cho gia đình con trai tôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Có cách nào để có thể mang các cháu cùng con dâu sang Hoa Kỳ được không?

-Đáp: Trong trường hợp “người bảo lãnh” c..h..ết, hồ sơ bảo lãnh có thể không bị hủy bỏ nếu Sở Di Trú USCIS quyết định sự hủy bỏ không thích đáng vì vấn đề nhân đạo. Khi đơn bảo lãnh được quyết định rằng sự hủy bỏ không thích đáng vì nhân đạo, thì đơn bảo lãnh sẽ được phục hồi (tức là reinstated). Lợi ích của sự phục hồi là đơn bảo lãnh vẫn được tiếp tục và ngày ưu tiên (tức là priority date) vẫn được giữ như cũ.

Còn trường hợp “người được bảo lãnh” mà qua đời thì hiện nay trong bộ luật di trú không có điều luật nào được miễn sự hủy bỏ đơn bảo lãnh nếu “người được bảo lãnh” mất. Nghĩa là nếu “người được bảo lãnh” mất thì vợ hoặc chồng và những người con độc thân dưới 21 tuổi của “người được bảo lãnh” (tức là những người được đi theo) sẽ không được tiếp tục di dân sang Hoa Kỳ dưới đơn bảo lãnh đó.

Thêm vào đó, luật di trú không cho phép công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con dâu/con rể hoặc cháu nội/cháu ngoại.

*Hỏi: Trường hợp người bảo trợ ở Hoa Kỳ đã hoàn tất hồ sơ bảo lãnh diện ưu tiên 4, nhưng vì ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi lại, vậy các trường hợp đủ điều kiện để được thụ hưởng CSPA lúc đó, bây giờ đã quá tuổi, thì còn được đi theo cha mẹ hay không?

-Đáp: Mục 3 của đạo luật CSPA có sự đòi hỏi rằng đương đơn phải xin quyền lợi nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân trong vòng một năm tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn.

Nếu đương đơn nộp hoàn thành mẫu đơn DS-260 trong vòng một năm ngày chiếu khán được đáo hạn, và đơn xin chiếu khán không được giải quyết vì priority date retrogress (tức là ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi), đương đơn thông thường sẽ được coi là đã đáp ứng các yêu cầu của Mục 3. Đương đơn sẽ tiếp tục được coi là đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi theo các quy định của đạo luật CSPA khi ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại. Nghĩa là tuổi của đương đơn được đứng lại từ ngày chiếu khán đáo hạn trước khi bị thụt lùi.

Trong trường hợp đương đơn chưa kịp nộp mẫu đơn DS260 nhưng ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi, đương đơn sẽ được cơ hội yêu cầu quyền lợi CSPA khi ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại.  hưng tuổi của đương đơn sẽ tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại nếu đương đơn xin quyền lợi đó trong vòng một năm ngày chiếu khán được đáo hạn lại. [qd]

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *